Hướng dẫn Cách sử dụng Google Keyword Planner 2021 từ A-Z

Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner 2021

Nếu bạn là người quản trị website hoặc đang là một bộ não phía sau Blog của bạn. Đang sáng tạo nội dung và muốn bài viết của mình viết ra được tối ưu SEO chuẩn nhất khi viết. Từ điều đó đó khiến nội dung của bạn sẽ nhanh chóng được xếp thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Bạn có muốn tăng thêm traffic từ Google? Điều bạn cần làm trước tiên là nghiên cứu từ khóa để hiểu những gì mọi người đang thực tìm kiếm như thế nào.

Thật may mắn, Google có sẵn công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí cho phép bạn làm điều đó: Google Keyword Planner (còn được gọi là Google Keyword Tool). Thật thú vị đúng không nào. Hãy cùng BTK Blog tìm hiểu ngay thôi nào.

Bài viết khá dài và chi tiết, Bạn hãy đọc và tìm hiểu thật kỹ về công cụ phân tích từ khóa Google Keyword Planner này để vận dụng hiệu quả nhất nhé.

Bước 1: Truy cập vào Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là một công cụ hoàn toàn miễn phí. Nhưng để sử dụng công cụ này bạn cần phải:

  • Chuẩn bị tài khoản Google Ads

Nếu bạn chưa có tài khoản Google Ads thì hãy đăng ký cho mình một tài khoản để bắt đầu nhé (Bạn không cần phải chạy một chiến dịch Google Ads thật sự để sử dụng Keyword Planner).

Hướng dẫn: Google MCC là gì? Cách tạo tài khoản Google MCC chỉ 5 phút

Hãy xem bài viết có link dẫn ở trên, Bạn chỉ mất 5 phút để tạo ra tài khoản MCC (tài khoản trung tâm) và tài khoản Google Ads bên trong

Tiếp theo, bạn đăng nhập vào tài khoản Google Ads. Rồi Click vào biểu tượng cờ lê (“Tools”) trong thanh công cụ ở đầu trang.

Chọn Keyword Planner (phiên bản tiếng anh) – Tiếng việt là Công cụ lập kế hoạch hiệu quả hoạt động.

Google Keyword Planner - Công cụ lập kế hoạch từ khóa

Bạn cũng có thể truy cập https://ads.google.com/intl/en_uk/home/tools/keyword-planner/. Nhấp vào “Go to Keyword Planner”.

truy cập vào Google Keyword Planner

Chọn tài khoản Google Ads của bạn để đăng nhập vào Keyword Planner

 

Cách sử dụng Google Keyword Planner
Đăng nhập Google Ads để sử dụng Google Keyword Planner

Bạn sẽ thấy 2 tính năng khác nhau trong Keyword Planner là “Discover New Keywords” (Khám phá các từ khóa mới) và “Get search volume and forecasts” (Nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán).

 

Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google Keyword Planner
Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google Keyword Planner

Hai tính năng này sẽ giúp bạn tạo ra hàng nghìn từ khóa tiềm năng tập trung vào SEO

Google Keyword Planner cung cấp cho bạn hai tùy chọn để bắt đầu, đó là:

  • Discover New Keywords (Khám phá từ khóa mới): Lấy ý tưởng từ khóa có thể giúp bạn tiếp cận những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn;

  • Get search volume and forecasts (Nhận thông tin về lượng tìm kiếm và dự báo): Xem lượng tìm kiếm và các số liệu lịch sử khác cho từ khóa của bạn, cũng như dự báo về cách chúng có thể hoạt động trong tương lai.

Cả hai tùy chọn đều đưa bạn đến Keyword Plan, nhưng những gì bạn thấy sẽ thay đổi một chút tùy thuộc vào lựa chọn của bạn. Đây không phải là hai công cụ độc lập riêng biệt.

Hãy cùng khám phá từng tùy chọn chi tiết hơn.

Bước 2: Chọn công cụ

“Khám phá các từ khóa mới” – Discover New Keywords

Đúng với tên gọi khám phá từ khóa mới, tính năng này cực hiệu quả để bạn tìm kiếm từ khóa mới. Trường thông tin đầu tiên của tính năng này yêu cầu bạn “nhập các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp của bạn”.

Các giá trị bạn nhận được từ Keyword Planner phần lớn dựa trên thông tin bạn nhập vào đây nên hãy suy nghĩ thật kỹ những nội dung mà bạn sẽ nhập.

“Khám phá các từ khóa mới” – Discover New Keywords
“Khám phá các từ khóa mới” – Discover New Keywords

Với tùy chọn “Bắt đầu với từ khóa” – Discover new keywords: bạn nên nhập những từ hoặc cụm từ mô tả doanh nghiệp của bạn (ví dụ: “thông gió nhà xưởng” hoặc “thông gió trang trại”). Thao tác này cho phép bạn truy cập cơ sở dữ liệu từ khóa nội bộ của Google cho các ngành khác nhau.

#Mẹo: Bạn có thể nhập nhiều từ khóa vào trường này và phân cách chúng bằng dấu phẩy, sau đó nhấn enter. (Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một trang web bán quạt công nghiệp, bạn có thể nhập các cụm từ như “thông gió nhà xưởng” hay “thông gió trang trại” ở khung này).

Google khuyến cáo:

Hạn chế sử dụng từ khóa quá cụ thể hoặc chung chung. Ví dụ: từ khóa “giao đồ ăn” hiệu quả hơn từ khóa “đồ ăn” đối với doanh nghiệp giao đồ ăn

Với tùy chọn “Bắt đầu với một website” – Start with a website: tùy chọn này được thiết kế cho người dùng AdWords. Nhưng bạn cũng có thể tìm thấy một vài từ khóa với tùy chọn này bằng cách sử dụng trang chủ của trang web của bạn, hoặc chọn một bài viết từ trang web của bạn

Sau khi đã điền thông tin vào các trường, nhấp vào Get results để nhận kết quả.

kết quả “Khám phá các từ khóa mới” – Discover New Keywords
Kết quả “Khám phá các từ khóa mới” – Discover New Keywords

“Nhận thông tin dự đoán và lưu lượng tìm kiếm” – Get search volume and forecasts

Tính năng này chỉ thật sự hữu ích nếu bạn đã có một danh sách các từ khóa và muốn kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng. Nói cách khác đây là tính năng không giúp bạn lên ý tưởng từ khóa mới.

Lưu ý: Thông tin về giá thầu cao nhấp và thấp nhất là thông tin ở mức tương đối, được hiểu là trung bình chung của các đơn vị chạy quảng cáo về từ khóa chủ đề đó, nên có thể sẽ cao hơn và thấp hơn so với thực tế ở từng cách tối ưu tài khoản Google Ads của mỗi nhà quảng cáo

Để sử dụng nó, bạn hãy sao chép và dán danh sách các từ khóa vào trường tìm kiếm và nhấn bắt đầu (Get Started).

Nhận thông tin dự đoán và lưu lượng tìm kiếm
Nhận thông tin dự đoán và lưu lượng tìm kiếm

Lúc này bạn cũng sẽ thấy một trang kết quả từ khóa tương tự như khi sử dụng công cụ “Khám phá các từ khóa mới”.

Nhận kế hoạch dự thảo về từ khóa
Nhận kế hoạch dự thảo về từ khóa

Khác biệt duy nhất là:

  • Bạn chỉ nhận được dữ liệu về các từ khóa mà bạn đã nhập
  • Google sẽ dự đoán cho bạn biết bạn có thể nhận được bao nhiêu nhấp chuột và hiển thị với các từ khóa mà bạn đã nhập

Nhưng dù bạn sử dụng tính năng nào đi nữa, bạn vẫn sẽ đi đến được trang kết quả từ khóa. Bây giờ, tôi sẽ giải thích cho bạn cách hoạt động và cách khai thác tối đa nội dung của trang này.

Bước 3: Lọc kết quả và sắp xếp kết quả

  • Vị trí: là quốc gia (hoặc các quốc gia) mà bạn đang tiếp thị
  • Ngôn ngữ: là ngôn ngữ từ khóa mà bạn muốn xem thông tin
  • Mạng tìm kiếm: cho biết rằng bạn chỉ muốn quảng cáo trên Google hay trên Google và cả các đối tác tìm kiếm khác của họ (bao gồm các công cụ tìm kiếm khác và các sản phẩm của Google như Youtube,…).
    • Tôi khuyên bạn nên để thông tin này chỉ là “Google” thôi nhé.
  • Phạm vi ngày: mặc định “12 tháng” sẽ là tốt nhất.

Giờ sẽ là lúc bạn lọc danh sách các từ khóa theo mức độ liên quan từ cao tới thấp. Hãy nhập 5-10 từ khóa để có nhiều kết quả so sánh hơn. Tải file kết quả về Exel để tiện cho việc lọc từ khóa của bạn.

Tính năng quan trọng tiếp theo của trang kết quả từ khóa là thêm bộ lọc (Add Filter), bao gồm:

  • Keyword text: Bộ lọc này cho phép hiển thị chỉ những từ khóa chứa một từ/ cụm từ nhất định. Giả sử bạn muốn lọc những từ khóa có chứa từ “Quạt thông gió” bạn có thể tùy chỉnh như sau:
Lọc từ khóa từ kết quả tìm kiếm
Lọc từ khóa từ kết quả tìm kiếm
  • Loại trừ ý tưởng người lớn: Loại trừ các từ khóa liên quan đến nội dung khiêu dâm.
  • Lọc theo kết quả tìm kiếm bạn có thể làm như sau:
Lọc kết quả tìm kiếm từ khóa
Lọc kết quả tìm kiếm từ khóa

Bạn có thể tùy chọn theo thứ tự từ thấp đến cao bằng cách nhấp 2 lần vào “Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng”. Bạn cũng nên lưu ý rằng kết quả xếp hàng cạnh tranh Thấp – Vừa – Cao được nêu ở đây là mức độ cạnh tranh ở trên Google Ads chứ không phải là kết quả cạnh tranh trong google tìm kiếm nhé.

Bước 4: Phân tích và lên ý tưởng từ khóa:

Bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ sau đây để phân tích và lên kế hoạch từ khóa hợp lý:

  • Tỷ lệ hiển thị quảng cáo: là số lần hiển thị bạn đã nhận được chia cho tổng số tìm kiếm vị trí và mạng bạn đang nhắm mục tiêu được so khớp chính xác với từ khóa trong tháng trước theo lịch. Số liệu này có thể giúp bạn xác định các cơ hội tiềm năng mà từ khóa này có để nhận được hiển thị và nhấp chuột.
  • Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng: (“Số lần tìm kiếm TB hàng tháng”) cho biết số lần tìm kiếm trung bình của từ khóa này và các biến thể gần tương đương dựa trên phạm vi tháng cũng như vị trí và tùy chọn cài đặt Mạng tìm kiếm đã chọn. Bạn có thể sử dụng thông tin này để xem mức độ phổ biến của các từ khóa vào các thời điểm khác nhau trong năm.
  • Cạnh tranh: cho biết mức độ cạnh tranh của vị trí đặt quảng cáo đối với một từ khóa, chỉ áp dụng với tùy chọn nhắm mục tiêu theo vị trí và Mạng tìm kiếm bạn đã chọn. Mức độ cạnh tranh—thấp, trung bình hoặc cao— được xác định bởi số lượng nhà quảng cáo đặt giá thầu cho mỗi từ khóa có liên quan đến tất cả từ khóa trên Google. Cạnh tranh trực tuyến chỉ đơn giản là số lượng nhà quảng cáo đang đặt giá thầu cho từ khóa đó. Nhưng từ khóa đó thật hữu ích, ta phải xem liệu một từ khóa có bất kỳ mục đích thương mại nào không (xét cho cùng, càng nhiều người đặt giá thầu cho một từ khóa, thì càng có nhiều tiềm năng để họ trở thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng).
  • Tỷ lệ hiển thị quảng cáo: là số lần hiển thị bạn đã nhận được chia cho tổng số tìm kiếm vị trí và mạng bạn đang nhắm mục tiêu được so khớp chính xác với từ khóa trong tháng trước theo lịch. Số liệu này có thể giúp bạn xác định các cơ hội tiềm năng mà từ khóa này có để nhận được hiển thị và nhấp chuột.
  • Giá thầu đầu trang (thấp): cho thấy tập hợp các giá thầu mà trước đây nhà quảng cáo đã trả thấp hơn cho giá thầu đầu trang của từ khóa, dựa trên cài đặt vị trí và Mạng tìm kiếm của bạn. Các từ khóa có thể có CPC trung bình khác nhau.
  • Giá thầu đầu trang (phạm vi mức giá cao): Cho thấy phạm vi mức giá cao hơn mà các nhà quảng cáo trước đây đã trả cho giá thầu đầu trang của từ khóa, dựa trên cài đặt vị trí và Mạng tìm kiếm của bạn. CPC trung bình của từ khóa có thể khác nhau.
  • Mở rộng tìm kiếm của bạn: là một tính năng mới hiển thị cho bạn các từ khóa có phần liên quan đến các cụm từ bạn đã nhập

Sau khi lọc được kết quả chỉ còn những từ khóa lý tưởng cho doanh nghiệp của mình, hãy chia nhỏ các thuật ngữ này. Cụ thể tôi sẽ chỉ cho bạn phân tích các cụm từ hiển thị trong phần “keyword ideals” của Keyword Planner.

Bạn cần chia nhỏ từ khóa theo kết quả nhận được, bạn cần lưu ý các điểm như những từ khóa theo mùa vụ, ví dụ nó có tổng tìm kiếm lên đến 10.000 nhưng tập trung vào các tháng 4-5-6 chẳng hạn.

Bước 5: Chọn ra bộ từ khóa chuẩn

Vậy làm thế nào để bạn biết nên chọn từ khóa nào?

Có hàng chục yếu tố khác nhau để xem xét. Nhưng thông thường tôi sẽ chọn từ khóa dựa trên 3 tiêu chí chính:

  • Khối lượng tìm kiếm: Rất đơn giản. Khối lượng tìm kiếm trung bình càng cao thì từ khóa đó có thể mang lại cho bạn càng nhiều lưu lượng truy cập.
  • Mục đích thương mại: Nhìn chung, mức độ cạnh tranh và giá thầu được đề xuất càng cao thì càng dễ chuyển lưu lượng truy cập thành khách hàng trả tiền khi họ truy cập vào trang web của bạn.
  • Độ cạnh tranh SEO không phải trả tiền: Giống với tiêu chí mục đích thương mại ở trên, việc đánh giá sự cạnh tranh của từ khóa trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (không phải trả tiền) của Google cần được đào sâu hơn. Bạn cần phải xem xét những trang web đứng đầu trên bảng kết quả và xem cách để đứng được ở vị trí đó.
Liên kết tài khoản Google Ads với search console
Liên kết tài khoản Google Ads với search console

Google Keyword Planner chỉ hiển thị cho bạn dữ liệu lượng tìm kiếm chính xác nếu bạn đang chạy một chiến dịch Adwords đang hoạt động. Nếu bạn đang không chạy chiến dịch nào, bạn sẽ chỉ thấy dữ liệu được ước tính ở một khoảng nào đó:

Thực chất, lượng tìm kiếm từ khóa thường có xu hướng giao động. Vì vậy, ngay cả lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng “chính xác” mà bạn nhận được cũng chỉ là một ước tính sơ bộ.

Nhưng có một thủ thuật mà bạn có thể sử dụng để nhận được lượng tìm kiếm chính xác từ Google Keyword Planner mà không cần chạy quảng cáo trong tài khoản Google Adwords.

Trước tiên, hãy tìm một từ khóa trong danh sách đề xuất mà bạn muốn nhắm mục tiêu:

 

Chọn từ khóa để dự báo kết quả
Chọn từ khóa để dự báo kết quả

Chọn: “Dự báo”

Dự đoán kết quả hiển thị từ khóa đã chọn
Dự đoán kết quả hiển thị từ khóa đã chọn

Dự đoán hiển thị kết quả từ khóa

Các thông số báo cáo ở đây là do chúng ta chọn giá thầu và Con số này thể hiện số người tìm kiếm từ khóa đó mỗi tháng. Như vậy, bạn đã có được dữ liệu lượng tìm kiếm chính xác cho từ khóa của mình rồi!

Thay vì nhập từ khóa, hãy nhập URL từ một trang web trong thị trường ngách của mình. Ví dụ: thay vì nhập từ khóa “quạt thông gió công nghiệp” vào thì hãy nhập vào trang danh mục quạt thông gió công nghiệp của một doanh nghiệp khác.

Nhập URL danh mục của đối thủ để kiểm tra
Nhập URL danh mục của đối thủ để kiểm tra

 

Những kết quả này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn so với ban đầu. Có rất nhiều trang khác mà bạn có thể sử dụng cho Google Keyword Planner Hack, bao gồm:

  • Bài đăng trên Blog
  • Thông cáo báo chí
  • Chương trình hội nghị
  • Trang tiểu sử của người có ảnh hưởng trong ngành của bạn
  • Podcast,…

Về cơ bản, bất kỳ trang nào có văn bản đều có thể sử dụng cho kỹ thuật này.

Kết luận

Google Keyword Planner là một công cụ mạnh mẽ. Vì vậy, nếu bạn chưa sử dụng, hãy kết hợp nó vào quá trình nghiên cứu từ khóa của mình ngay là luôn.

Tôi mong rằng với những kiến thức chia sẻ về Google Keyword Tool trong hướng dẫn này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng Google Keyword Planner, để đạt được kết quả SEO website tốt nhất.

Để chấm điểm cho công cụ này, tôi chỉ có thể cho nó 6 điểm thôi các bạn nhé. Vì hiện tại trên thị trường vẫn còn những công cụ khác giúp bạn tìm kiếm ở mức độ chính xác hơn.Google Keyword Planner chỉ giúp ích cho việc bạn tìm kiếm từ khóa chỉ đề để so sánh mức độ cạnh tranh khi chạy quảng cáo Google Ads. Còn để phục vụ cho SEO hãy dùng công cụ Keywordtool.io nhé!

Xem ngay: Keywordtool.io là gì? – Cách sử dụng Keywordtool.io chuẩn 2021 từ A-Z

Chúc các bạn thành công!

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x